Chia sẻ thông tin

KenjiVN - Quốc Trưởng

Search This Blog

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Phản cảm chiêu trò "ép" người dùng nhấn "like" lố bịch trên Facebook

-Việc câu view, câu like bằng những ứng dụng (apps) còn chưa chấm dứt thì mới đây, trên Facebook lại rộ lên một trào lưu “câu like” mới: chia sẻ những bức hình “bắt buộc người dùng phải bấm like”.
-Đáng trách hơn cả là trường hợp lấy những bức ảnh đáng thương, chết chóc hay “dựa hơi” của một sự kiện nóng hổi nào đó để câu view, câu “like” cho fanpage.
Từ lâu, mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook đã trở thành một ngôi nhà chung, là nơi để cư dân mạng trên toàn thế giới giao lưu, kết bạn, bày tỏ quan điểm, góc nhìn cá nhân hay cảm xúc của bản thân mình. Thế nhưng, bên cạnh việc là diễn đàn chung của những netizens, Facebook còn là nơi để những cá nhân thiếu ý thức trục lợi riêng bằng những hình thức  "nhảm nhí”, khiến không ít cư dân mạng phẫn nộ.

Việc câu view, câu like bằng những ứng dụng (apps) còn chưa chấm dứt thì mới đây, trên Facebook lại rộ lên một trào lưu “câu like” mới: chia sẻ những bức hình có nội dung "ép buộc người dùng phải bấm like”. Hình thức này xem chừng có vẻ hiệu quả hơn nhiều, đặc biệt với các fanpage chưa có tên tuổi bởi nó đánh đúng vào tâm lí của mỗi Facebooker: đồng ý với nội dung ảnh là “bắt buộc phải” nhấn like.

phan-cam-chieu-tro-ep-nguoi-dung-nhan-like-lo-bich-tren-facebook
Trên đây là một bức hình tiêu biểu minh họa cho trào lưu "câu like" này. Chỉ với một câu hỏi khá đơn giản: Bạn có yêu mẹ của bạn không?, và đưa ra hai tùy chọn kèm theo: “Có” thì bấm “like”, "Không" thì bỏ qua; chỉ trong một ngày, bức hình này đã nhận được hơn 22.000 lượt nhấn “like” từ người dùng Facebook. 

Có được thành công "rực rỡ" như trên là bởi nội dung ảnh đã đánh trúng vào suy nghĩ của mỗi cư dân mạng: là con, ai lại không yêu quý cha mẹ của mình - những người đã sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. 

Và thế là, để thể hiện tình yêu của mình với người mẹ, dân mạng thi nhau bấm “like” cho ảnh; còn người điều hành fanpage thì ngồi ung dung, hí hửng vì đã mượn được một “tay” của cư dân mạng để giúp cho tên tuổi của fanpage ngày càng lan tỏa rộng.

“Thâm hơn”, nhiều fanpage còn đánh vào vấn đề “tâm linh”, đăng những bức ảnh có nội dung buộc người xem không còn cách nào khác ngoài việc phải bấm “like” hay “share” ảnh nếu như không muốn gặp phải một "điều gì đó". Bức ảnh dưới đây là một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này. 

phan-cam-chieu-tro-ep-nguoi-dung-nhan-like-lo-bich-tren-facebook

Thậm chí không phải là người mê tín, dân mạng cũng sẵn sàng bấm “like” cho bức ảnh bởi trong suy nghĩ, chẳng ai muốn những điều xui xẻo ám vào mình cả. Và tinh quái hơn, có ảnh còn yêu cầu người dùng sau khi nhấn “like” phải tiếp tục share ảnh cho 10-15 người dùng Facebook nữa. 

Nếu bạn còn nhớ, hình thức này cũng đã từng tồn tại cách đây hơn chục năm ở Việt Nam, khi mọi người thường hay nhặt được những bức thư yêu cầu họ phải đọc, photo và gửi cho hàng loạt người khác. Nếu làm theo, người dùng sẽ sớm gặp may mắn; còn không thì họ sẽ phải chịu vận xui (để "lòe" những người yếu "bóng vía", trong thư còn có ví dụ minh họa cho từng trường hợp cụ thể).

phan-cam-chieu-tro-ep-nguoi-dung-nhan-like-lo-bich-tren-facebook

Và đáng trách hơn cả là trường hợp lấy những bức ảnh đáng thương, chết chóc hay “dựa hơi” của một sự kiện nóng hổi nào đó để câu view, câu “like” cho fanpage. Gần đây nhất, nhiều fanpage đã đăng hình tên sát nhân Đặng Trần Hoài, hung thủ trong vụ án giết người, hiếp dâm man rợ ở Sơn Tây kèm theo lời dẫn thu thập “30.000 likes để yêu cầu tử hình tên sát nhân”. 

Tất nhiên, nếu theo dõi vụ án trên báo chí, thấy được sự man rợ của tên sát nhân, bất cứ ai cũng đều đồng lòng với mức án này và do vậy, sẵn sàng nhấn “like” như một hình thức thể hiện sự ủng hộ. Ai có ngờ rằng, sâu xa hơn, đây là cách thức “đánh vào lòng thương và lẽ phải” mà nhiều admin đã “vin” vào để câu “like”, câu view, đánh bóng tên tuổi cho fanpage mà mình đang sở hữu. Nhiều dân mạng gọi vui rằng đây chẳng khác nào một hình thức “ăn xin like”, "cần bố thí like" cả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét